tuetamads@gmail.com

HOTLINE TƯ VẤN

0901455720

Nhượng quyền thương hiệu là gì và các thông tin liên quan

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Muốn thực hiện nhượng lại quyền sở hữu thương hiệu cần chuẩn bị những gì, thực hiện như nào? Không ít người có nhu cầu nhượng lại quyền sở hữu thương hiệu nhưng chưa có kinh nghiệm tiến hành. Bài viết sẽ cung cấp thông tin cần thiết giúp giải đáp rõ các thắc mắc trên đây, mọi người cùng tham khảo nhé.

1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Đây là một hình thức kinh doanh được nhiều người áp dụng hiện nay. Có không ít các thương hiệu lớn phát triển ngày càng mạnh, thu lại nhiều lợi nhuận. Những ai có ý định kinh doanh dưới tên thương hiệu lớn mà không muốn tạo một thương hiệu riêng hãy tìm hiểu về hình thức này.

nhuong quyen thuong hieu la gi 1

Tham khảo thông tin để hiểu rõ nhượng quyền thương hiệu là gì

Theo đó, bên nhượng quyền thương hiệu (Bên A) sẽ cho phép một cá nhân, một tổ chức (Bên B) kinh doanh sản phẩm/dịch vụ của mình theo đúng hình thức, phương pháp mà mình thực hiện bấy lâu. Bên A sẽ cung cấp và hỗ trợ Bên B quá trình kinh doanh bao gồm công nghệ, hình thức quản lý, cách thức mua bán… Quy trình chuyển nhượng thương hiệu chỉ diễn ra tại một địa điểm/khu vực trong một khoảng thời gian nhất định với mức chi phí rõ ràng theo bản hợp đồng. 

Bản hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu sẽ ghi rõ đầy đủ các thông tin quan trọng như:

  • Nội dung của quyền thương mại.
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng (Bên A).
  • Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng (Bên B).
  • Phí chuyển nhượng, hình thức thanh toán cụ thể.
  • Thời gian hợp đồng có hiệu lực.
  • Các vấn đề như gia hạn, chấm dứt hợp đồng và cách giải quyết.

Xem thêm >> Cách xây dựng thương hiệu cá nhân

2. Các hình thức chính của nhượng quyền thương hiệu là gì?

Những thông tin trên đã giải đáp rõ nhượng quyền thương hiệu là gì, vậy có những hình thức nhượng quyền chính nào?

nhượng quyền thương hiệu là gì

Tìm hiểu các hình thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến

Nhượng quyền thương hiệu toàn diện

Đây là hình thức nhượng lại quyền thương hiệu một cách đầy đủ nhất giữa hai bên. Theo đó, bên nhận nhượng quyền (Bên B) có quyền sở hữu toàn bộ hệ thống, bí quyết, quyền quản lý kinh doanh. Bên nhượng quyền (Bên A) sẽ lập bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ, chi tiết để hỗ trợ Bên B giai đoạn đầu kinh doanh. Hình thức nhượng quyền này khá phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành ăn uống, bán lẻ, phòng tập…thực hiện. Ví dụ như Mcdonald’s, Zara, Fitness…

Nhượng quyền thương hiệu không toàn diện

Hình thức nhượng quyền này Bên A chỉ sẽ nhượng lại một vài yếu tố quan trọng trong kinh doanh cho Bên B. Phần lớn là Bên A sẽ cung cấp quyền sử dụng hình ảnh, thương hiệu cho Bên B. Bên cạnh đó cũng có thể chia sẻ công thức hoặc mô hình marketing cho bên B. 

Nhượng quyền thương hiệu có tham gia quản lý

Với hình thức này thì bên A sẽ cung cấp đội ngũ quản lý và điều hành, nhượng thương hiệu cùng với mô hình hoặc công thức kinh doanh cho bên B. Đội ngũ quản lý bên A có nhiệm vụ giám sát, hỗ trợ giúp bên B hoạt động kinh doanh đúng hướng.

nhượng quyền thương hiệu là gì

Nhượng quyền thương hiệu có tham gia quản lý được nhiều doanh nghiệp lựa chọn áp dụng

Nhượng quyền thương hiệu có tham gia đầu tư vốn

Đây là hình thức nhượng quyền thương hiệu có tham gia đầu tư với tỷ lệ vốn nhỏ. Có thể xem như đây là một hình thức liên doanh giữa hai bên, bên A có thể trực tiếp tham gia giám sát hệ thống hoạt động của bên B. 

Như vậy với thắc mắc hình thức chính của nhượng quyền thương hiệu là gì mọi người đã có câu trả lời rồi.

3. Ưu – nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu là gì?

Thực hiện nhượng quyền thương hiệu mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Bên cạnh đó có mang đến những điều bất tiện cho các doanh nghiệp khi nhượng quyền thương hiệu không? 

Ưu điểm

Tiến hành nhượng quyền thương hiệu mang lại một số lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp, cho cả hai bên cùng thực hiện. Đó là gì?

nhuong quyen thuong hieu la gi 4

Nhượng quyền thương hiệu mang lại một số lợi ích cho các doanh nghiệp

  • Góp phần mở rộng phạm vi quảng bá thương hiệu hình ảnh, nhờ đó tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
  • Vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm/dịch từ bên nhận nhượng quyền nhờ quá trình giám sát hoạt động chặt chẽ.
  • Đối với bên nhận nhượng quyền không cần lo ngại vấn đề xây dựng thương hiệu mới, tìm kiếm phương pháp hay định hướng hoạt động nữa. Thay vào đó có thể tiết kiệm thời gian để tập trung vào khâu quản lý hoạt động kinh doanh.
  • Bên nhận nhượng quyền sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ đắc lực từ bên nhượng quyền, giúp thời gian đầu kinh doanh diễn ra thuận lợi.

Tham khảo thêm >> Nhận diện thương hiệu là gì

Nhược điểm

Tuy vậy, tiến hành nhượng quyền thương hiệu vẫn mang lại một vài điểm bất lợi cho các doanh nghiệp.

  • Trong một số trường hợp, bên nhận nhượng quyền không thể hoàn toàn nắm quyền điều hành thương hiệu.
  • Sẽ có sự cạnh tranh trong chuỗi thương hiệu với nhau, vì không chỉ có mỗi bạn áp dụng phương thức kinh doanh.
  • Bên nhận nhượng quyền cần thực hiện kinh doanh theo đúng yêu cầu, quy trình của bên nhượng quyền. Điều này mang tính khuôn khổ và thiếu tính sáng tạo.

4. Lời kết

Qua những thông tin giải đáp trên mọi người đã hiểu nhượng quyền thương hiệu là gì. Có thể thấy được kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương hiệu vẫn còn một vài điều hạn chế. Mọi người có thể suy nghĩ đến việc xây dựng thương hiệu mới và riêng biệt để phát triển theo ý mình. Không cần quá lo ngại vì đã có đội ngũ T&T Agency hỗ trợ hết mình với dịch vụ thiết kế nhận diện thương hiệu. Đây là bước đầu quan trọng giúp doanh nghiệp bước chân vào thị trường và tạo dấu ấn. Mọi thông tin chi tiết hãy liên hệ thêm để được tư vấn nhé.

CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO TUỆ TÂM - MST: 0314953155

14 Hàn Mạc Tử, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TP HCM
0901 455 720
tuetamads@gmail.com