tuetamads@gmail.com

HOTLINE TƯ VẤN

0901455720

Thời điểm lý tưởng và những quy tắc đặt tên thương hiệu là gì?

Nhiều doanh nghiệp cho rằng chỉ cần sản phẩm và dịch vụ tốt thì sẽ có nhiều khách hàng tìm đến. Đây là một quan niệm vô cùng sai lầm, dẫn đến việc khách hàng và doanh nghiệp không có sự kết nối thực sự. Một số khác ý thức được tầm quan trọng của việc đặt tên thương hiệu, nhưng đặt sai thời điểm, dẫn đến việc tên thương hiệu không bao quát được sản phẩm. Bất kể doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm gì, việc đặt tên cho thương hiệu phải cần một chiến lược rõ ràng.

Khi nào nên đặt tên thương hiệu?

Một trong các sai lầm của nhiều doanh nghiệp là đặt tên thương hiệu trước khi có một chiến lược nghiên cứu rõ ràng. Việc đặt tên cho người khó thế nào, thì việc đặt tên cho thương hiệu còn khó khăn hơn thế. Do đó, doanh nghiệp chỉ nên đặt tên thương hiệu sau khi đã có một sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường. Nó không đơn giản chỉ là một vài chữ cái được xếp lại với nhau, mà còn là phương tiện để tạo được tiếng vang cho thương hiệu, tiếp cận với các khách hàng tiềm năng ở mọi thị trường mà doanh nghiệp muốn đầu tư. 

brand2 01
Chỉ nên đặt tên thương hiệu khi doanh nghiệp đã có một chiến lược rõ ràng

Những nguyên tắc vàng khi đặt tên thương hiệu

Đơn giản, dễ nhớ

Một trong những nguyên tắc hàng đầu khi đặt tên thương hiệu phải là đảm bảo khách hàng có thể ghi nhớ được. Chỉ khi dễ đọc, dễ nhớ, tên thương hiệu mới có thể đi sâu vào trong tâm trí của khách hàng, giúp họ quay lại với thương hiệu đó vào những lần tiếp theo. Tuy nhiên, đơn giản không đồng nghĩa với đơn điệu. Đừng đặt một cái tên quá bình thường, hoặc một cái tên mà những phiên bản “na ná” như vậy đã xuất hiện tràn lan trước đó. Bí kíp để chọn một cái tên cho thương hiệu giúp người dùng dễ đọc, dễ nhớ là “viết sao đọc vậy”, đặc biệt nên ưu tiên nguyên âm. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn muốn mở rộng sang thị trường nước ngoài.

Không mang ý nghĩa tiêu cực hoặc gây tranh cãi

Bên cạnh việc tránh đặt tên thương hiệu giống với các thương hiệu khác, bạn cũng nên tránh những từ có ý nghĩa tiêu cực, hoặc khiến người khác liên tưởng đến những ngữ nghĩa khác. Một “tai nạn” điển hình có thể kể đến là dòng xe Fitta được Honda cho ra mắt tại thị trường Bắc Âu. Trong tiếng Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch, Fitta phát âm gần giống với bộ phận nhạy cảm của phái nữ. Ngay lập tức, nó đã gây ra tranh cãi khiến Honda buộc phải đổi tên dòng xe này thành Jazz. 

Thể hiện được ngành nghề sản phẩm

Tên thương hiệu nói riêng và thiết kế nhận diện thương hiệu nói chung nên thể hiện được một phần nào đó sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh để tối ưu chi phí quảng bá. Tuy không phải là một điều bắt buộc, nhưng nếu bạn có thể tìm một cái tên vừa ý nghĩa, vừa dễ nhớ lại thể hiện được mặt hàng kinh doanh chủ đạo thì nó sẽ mang lại hiệu quả vô cùng tuyệt vời. Có thể thấy các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đang áp dụng phương pháp đặt tên này vô cùng rộng rãi. Với các nhãn hàng sữa, ta dễ dàng bắt gặp các tên thương hiệu như TH True Milk, Vinamilk, Dalat Milk,… trong khi đó, chữ “land” luôn gắn với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. 

Ngoài ra, trước khi đặt tên thương hiệu, bạn cũng nên nghiên cứu phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu, đồng thời nghiên cứu những cái tên có thể bảo hộ được mà vẫn thể hiện sự khác biệt.

Với những doanh nghiệp mới cần được hỗ trợ tư vấn xây dựng doanh nghiệp, thiết kế logo , thiết kế nhận diện thương hiệu, hãy liên hệ ngay T&T Agency theo hotline 0901 455 720. Với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường, chúng tôi tự tin sẽ giúp bạn hoàn thiện chiến lược xây dựng doanh nghiệp một cách thành công nhất. 

CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO TUỆ TÂM - MST: 0314953155

14 Hàn Mạc Tử, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TP HCM
0901 455 720
tuetamads@gmail.com